Searching...
Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

Những Câu Nói Hay Của Khổng Tử Mang Chân Lí Sống

Những câu nói hay của Khổng Tử sẽ mang lại cho bạn chân lí sống, kinh nghiệm sống đáng quý. Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa. Ông được tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời). Sự nghiệp và tên tuổi của ông đã, đang và sẽ trường tồn mãi với thời gian.


Triết học của ông nhấn mạnh trên sự tu dưỡng đức hạnh cá nhân và cai trị bằng đạo đức: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, sự chính xác của các mối quan hệ xã hội, đạo đức và quy phạm làm người, “Đạo Trung Dung” và các đức tính “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Các giá trị đó đã có được tầm ảnh hưởng lớn trên mọi học thuyết khác ở Trung Quốc như Pháp gia hay Đạo gia trong suốt triều đại nhà Hán. Các tư tưởng của Khổng Tử đã được phát triển thành một hệ thống triết học được gọi là Khổng giáo. Khổng giáo được một người Italia là Matteo Ricci đưa vào Châu Âu, ông cũng là người đầu tiên La tinh hoá tên Khổng Tử thành “Confucius”. Khổng giáo còn được xem là một tôn giáo lớn của loài người, nhất là dân tộc Trung Hoa.

Những cau noi hay của Khổng Tử mang chân lí sống
Trong sự nghiệp của mình, thông qua những bài giảng, bài thuyết trình, Khổng Tử đã để lại không ít những câu nói hay về cuộc sống, về tình yêu nay đã trở thành chân lí, mang lại cho người đọc nhiều trải nghiệm quý. Dưới đây là nhữn câu nói như vậy.



1. Nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh, vì không tật bệnh thì tham dục dễ sanh.

2. Người quân tử nghiêm khắc với mình, kẻ tiểu nhân khắt khe với người.

3. Quân tử rộng rãi bao dung, tiểu thân hẹp hòi tính toán.

4. Sự nghiệp đừng mong bằng phẳng dễ đi, vì không gặp phải chông gai chí nguyện không kiên cường.

5. Làm việc đừng mong dễ thành, việc dễ thành lòng thường kiêu ngạo.

6. Làm ơn chớ mong đền đáp, mong cầu đền đáp ấy là có mưu tính.

7. Thấy lợi đừng nhúng tay, nhúng tay hắc ám tâm trí.

8. Với người đừng mong thuận chiều ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.

9. Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính.

10. Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát mà trả thù thì oán đối kéo dài. Lấy bệnh khổ làm thuốc hay, lấy hoạn nạn làm thành công, lấy gai gốc làm giải thoát, lấy ma quân làm đạo bạn, lấy khó khăn làm sự tác thành, lấy bạn tệ bạc làm người giúp đỡ, lấy kẻ chống nghịch làm người giao du, lấy sự thi ân như đôi dép bỏ, lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy oan ức làm đà tiến thủ. Thế nên, ở trong chướng ngại mà vượt qua tất cả. Nên chấp thuận trở ngại thì thông suốt, mà mong cầu thông suốt thì sẽ bị trở ngại. Ngày nay những người học đạo, trước hết không dấn mình vào mọi sự trở ngại, nên khi trở ngại xáp tới thì không thể nào đối phó. Chánh Pháp chí thượng vì vậy mà mất cả, đáng tiếc đáng hận biết bạo.



11. Dùng thì đừng nghi, nghi thì đừng dùng.

12. Ngồi bàn tiệc đừng ra vẻ anh hùng vì rượu đã làm cho nhiều người gục ngã.

13. Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.

14. Biết có lỗi mà không sửa thì đó chính là lỗi.

15. Chim trước lúc chết cất tiếng bi thương, người trước lúc chết thường nói lời lương thiện.

16. Người không biết lo xa, tất gặp phải ưu phiền trước mắt.

17. Việc mình không muốn làm, đừng bắt người khác làm.

18. Danh không chánh, lời chẳng xuôi.

19. Người quân tử không đề bạt kẻ biết nói lời hay, cũng không được bỏ ngoài tai lời kẻ xấu nói phải.

20. Ai cũng có quyền được học hành được giáo dục, không phân biệt loại người.

21.Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đáp trả là thi ân mà có mưu tính.

22.Với người đừng mong thuận chiều theo ý mình, vì được thuận chiều ý mình thì tất sanh tự kiêu.

23.Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa.



24. Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo mình không đủ tài để nhận lấy chức vị.

25. Học cho rộng, hỏi cho kĩ, nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho rõ, làm cho hết sức.

26. Thấy người hay nghĩ sao cho bằng, thấy người dở tự xét mình có dở.

27. Kẻ sĩ không lo người đời chẳng biết mình mà chỉ sợ mình bất tài thôi.

28. Có thể ép buộc dân theo đường lối của mình, nhưng không thể cấm đoán suy nghĩ của con người.

29. Bản thân là điều phải, không ra lệnh cho người nghe, không đúng thì có ra lệnh người cũng không nghe.

30. Dụng nhân như dụng mộc.

31. Có ba hạng bạn bè ích lợi và có ba dạng làm nguy hại. Bạn ngay thẳng, bạn trung thực và bạn nghe nhiều học rộng là bạn lợi ích. Bạn làm nhiều bộ tịch, bạn ưu chiều chuộng và gian sảo, nịnh bợ là bạn nguy hiểm.

32. Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức.

33. Học mà không suy nghĩ thì vô ích, suy nghĩ mà không học là hiểm nghèo.

34. Không oán trời, không trách người là quân tử.

35. Người khôn ngoan hỏi nguyên do lầm lỗi ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở người khác.

36. Thấy người hiền phải tính sao để bằng người. Thấy người dữ phải tự xét xem mình có dữ không.

37. Buổi sáng nghe được đạo lí, buổi chiều dẫu chết cũng được rồi.


38. Dở nhất trong trong cái đạo xử thế là không thấy cái lỗi của mình.

39. Kẻ sĩ không lo người đời chỉ biết mình mà chỉ sợ mình bất tài thôi.

40. Người quân tử cầu ở mình, kẻ tiểu nhân cầu ở người.

41. Đừng mong người khác thuận theo ý mình vì nếu được người khác thuận ý sẽ tất sinh tự kêu.

42.Có kiến thức thì không nghi ngờ, có lòng nhân thì không ưu tư, có dũng cảm thì không sợ hãi.

43.Người không có chữ Tín sẽ chẳng làm nên việc gì.

44.Mọi thứ đều từ hư vô mà ra.

*********

Bạn thấy những câu nói hay của Khổng Tử trên đây của Blogtraitim.info thế nào, vô cùng triết lí phải không ??? Hãy bớt chút thời gian chia sẻ để có cơ hội chiêm nghiệm thêm nhiều câu nói, câu danh ngôn sống đã trở thành chân lí bạn nhé !

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Back to top!